Marketing mạng xã hội – kế hoạch khác biệt với những chiến dịch truyền thống

Nếu mục tiêu mạng xã hội của bạn là tiếp thị cho doanh nghiệp của mình, ra mắt một sản phẩm, hoặc tạo ra nhận thức đối với mục đích của bạn, bạn cần đến một kế hoạch. Nhưng không phải bất cứ kế hoạch nào cũng được. Bạn cần một kế hoạch đáp ứng được bản chất có một không hai của mạng xã hội.

Nếu bạn là một chuyên gia marketing hoặc từng chịu trách nhiệm marketing hoặc PR, bạn chắc chắn phải làm việc với những kế hoạch marketing. Tuy nhiên, để thành công với mạng xã hội, bạn cần phải làm việc nhiều hơn là chỉ ghi tạm ra vài gạch đầu dòng trong bản kế hoạch dành cho mạng xã hội và cứ thế lao về phía trước. Bạn cần một kế hoạch và chiến lược toàn diện có thể phân tích được:

– Đối tượng mục tiêu của bạn và những trang mạng xã hội yêu thích của họ.

– Những mục tiêu của bạn và làm thế nào để đạt được chúng.

– Sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh trên các trang mạng xã hội.

– Những nội dung mà bạn có thể đưa ra trên mỗi trang mạng xã hội tiềm năng, và nó tác động đến chiến dịch của bạn như thế nào.

– Trình độ kỹ thuật của đối tượng mục tiêu của bạn và sự thích ứng của họ với các tính năng của mạng xã hội.

– Cách tốt nhất để tăng doanh số mà không phải công khai bán hàng.

– Một kế hoạch biến đổi các khách hàng thành những người làm marketing truyền miệng – những người sẽ quảng bá sản phẩm cho bạn.

Để biến ý tưởng về quy trình này thành hành động, hãy xem xét trường hợp của Monica, một nhà quản lý marketing sản phẩm cho một sản phẩm dinh dưỡng thân thiện với môi trường hướng đến đối tượng phụ nữ. Một trong những mục tiêu của Monica là phát triển một chiến dịch marketing toàn diện trên mạng xã hội để hỗ trợ việc ra mắt sản phẩm mới này như là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nhóm đối tượng mục tiêu của cô là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50, rất nhiều trong số đó nhận thức được về sức khỏe của mình và là những bà mẹ có ý thức bảo vệ môi trường.

Để khai thác được nhóm đối tượng lớn nhất này, Monica quyết định rằng MySpace là nơi thích hợp để giành được nhóm đối tượng này, dựa trên số liệu thống kê, hơn một nửa số thành viên của MySpace ở trong độ tuổi 35 hoặc già hơn. Kế hoạch marketing trên mạng xã hội của Monica bao gồm việc tạo ra một sự hiện diện trên MySpace được lấp đầy bởi nội dung thu hút khuyến khích marketing lan truyền. Kế hoạch MySpace của cô bao gồm:

– Một blog với những bài viết về mối quan tâm của khách hàng là phụ nữ quan tâm đến sức khỏe lẫn môi trường.

– Nội dung về sản phẩm và những đường dẫn đến hai đối tác là các tổ chức phi lợi nhuận.

– Bảng thông báo về sức khỏe, cơ thể cân đối, và những cách thức tiết kiệm hướng đến phụ nữ.

– Một trò chơi tương tác giúp phụ nữ tìm ra giá trị dinh dưỡng thực sự trong thức ăn của họ.

– Những đường dẫn đến các tấm phiếu giảm giá dành cho việc mua những sản phẩm dinh dưỡng tại các cửa hàng bán lẻ địa phương.

– Những video ngắn, cũng được đăng tải trên YouTube, chủ đề về mối quan tâm đối với đối tượng mục tiêu của sản phẩm.

Trò chơi mà Monica phát triển, What’s In What You Eat (Có thứ gì trong thức ăn của bạn?), là điểm trọng tâm của chiến dịch trên MySpace của cô. Được thiết kế thật vui vẻ và giàu thông tin, nội dung của trò chơi được cập nhật hàng tháng để giữ cho nó luôn mới mẻ và “theo sát”. Trò chơi cung cấp thông tin về những thành phần hữu cơ bổ dưỡng được tìm thấy trong sản phẩm dinh dưỡng mới này và nhấn mạnh cách thức đóng gói thân thiện với môi trường, nhưng theo cách đưa thông tin này vào như một phần gắn liền với trò chơi chứ không phải là một phần bán trong sản phẩm.

Một trong những sức mạnh của mạng xã hội là bản chất hợp tác của nó khiến nó trở thành một kênh marketing truyền miệng. Monica đã làm việc này dễ dàng nhờ những người bạn trên MySpace đã giúp chuyển tiếp thông tin đến những người bạn của họ thông qua sử dụng chiến thuật đường dẫn, banner, phím bấm “send to a friend”(gửi cho một người bạn).

Từ đó, Monica phát triển các kế hoạch tương tự để tạo lập sự hiện diện trên YouTube cũng như trên các trang mạng xã hội nhỏ và chuyên biệt hơn tập trung vào phụ nữ, các bà mẹ, và những người quan tâm đến môi trường.

Làm cho mạng xã hội trở thành một nền tảng marketing đòi hỏi một kiến thức vững vàng về cách thức hoạt động của chúng, suy nghĩ mang tính chiến lược, cũng như một chiến dịch tập trung thu hút quảng cáo và doanh số. Cuối cùng, một chiến dịch marketing trên mạng xã hội thành công, được lên kế hoạch tốt nên mang đến kết quả marketing được định hướng bởi bản chất hợp tác trên mạng.