Cú hích truyền thông của Vietnam Airlines

 

“Cú hích” này không phải là kết quả của một chiến dịch truyền thông quy mô, nhiều toan tính. Đó là sự kiện bất ngờ mà cách hành xử nhân văn của hãng hàng không quốc gia Việt Nam với một bệnh nhân người Hàn đã để lại những phản ứng tích cực trong dư luận quốc tế. 

Để chuyển một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch từ Myanmar về Hàn Quốc, Vietnam Airlines đã phải hoãn chuyến bay 80 phút, lắp ráp thêm cáng chuyên chở. Đây là một tình huống đặc biệt mà các hãng hàng không khác, thậm chí của chính Hàn Quốc đã từ chối. Thông tin trên được ờ nhật báo Chosun đã đăng tải đã lan truyền trên mạng xã hội.

blank

Theo Nhật báo Chosun, ông Kim, 54 tuổi, người Hàn Quốc là giám sát thi công của khách sạn Myanmar Amara do tập đoàn Posco xây dựng. Ngày 25/6, trong lúc chờ tín hiệu để băng qua đường, ông Kim đã gặp tai nạn.

Tình trạng của ông Kim khá nghiêm trọng, phần đầu bị tổn thương, chân phải cũng bị thương nặng. Tuy nhiên, do điều kiện y tế của Myanmar còn nhiều hạn chế nên ông không được phẫu thuật.

Vợ ông Kim bay đến Myanmar và yêu cầu các hãng không đưa chồng về nước nhưng đều bị từ chối với lý do máy bay nhỏ, không thế lắp cáng cho bệnh nhân. Vợ ông đã cố gắng nài nỉ để chồng được lên máy bay cho dù vợ chồng bà phải ở khoang hành lý. Tuy nhiên, các hãng vẫn kiên quyết từ chối bởi lý do an toàn.

Trong lúc cấp bách nhất, hãng hàng không Vietnam Airlines đã đồng ý hỗ trợ. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ chở ông Kim trên chuyến bay từ Yangon – Hà Nội – Inchoen vào tối 29/6.

Tưởng chừng mọi chuyện đã tốt đẹp nhưng không ngờ chuyến bay Hà Nội – Yangon đã kín chỗ nên Vietnam Airlines không thể lắp ráp cáng sẵn từ Hà Nội.

Được biệt, thời gian lắp ráp cáng khá lâu, khoảng 2h đồng hồ. Do đó, nếu không được lắp sẵn tại Hà Nội mà lắp đặt tại Myanmar thì chuyến bay từ Yangon đi Hà Nội sẽ bị hoãn khá lâu. Trong trường hợp này, hãng có thể vin vào đó để từ chối chuyên chở ông Kim, Thế nhưng, Vietnam Airlines đã không làm thế, Nhật báo Chosun cho biết.

Cụ thể, Vietnam Airlines đã cử kỹ thuật viên bay theo từ Hà Nội đến Yangon và lắp cáng bằng cách tháo bỏ 6 chiếc ghế trên máy bay.

blank

Cuối cùng, chuyến bay bị trễ 80 phút. Hành khách trên máy bay đã rất giận dữ nhưng các tiếp viên hàng không đã đến giải thích và thuyết phục từng người một.

“Nhờ các tiếp viên hàng không liên tục nắm lấy tay tôi, chăm sóc và hỏi han, chúng tôi đã về nước an toàn. Tôi rất biết ơn!” – vợ ông Kim cho biết.

Hiện tại, ông Kim đã được phẫu thuật, ca mổ rất thành công. Ông đang được phục hồi tại bệnh viện Sinchon Severanve.

blank

Tờ Nhật báo Chosun cho hay, nhờ sự quyết tâm của một hãng hàng không, biết đặt mạng sống của một người lên trên các thiệt hại khác, ông Kim đã được trở về bên trong vòng tay của người thân.

Đây là một câu chuyện đầy tính nhân văn mà nhìn từ phía của tình người hay từ góc nhìn marketing, Vietnam Airlines đều đã ghi điểm. Hình ảnh thương hiệu của hãng đã được nâng cao với khách hàng và dư luận.

Chuyến bay bị hoãn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới không ít hành khách trên chuyến bay nhưng khi được giải thích và biết được lí do, chắc hẳn họ sẽ thông cảm. Bởi chăng cử chỉ giúp đỡ người hoạn nạn là một cử chỉ đáng đồng thuận. Nhất là khi người hoạn nạn đó đang trong tình thế bất lực, không còn biết xoay xở đường nào.

Lí do chuyến bay bị trễ cũng không dừng lại trên chuyến bay, khách hàng sẽ lên tiếng, họ sẽ nói với người thân, bạn bè về chuyến bay đặc biệt đó. Đó chính là một hiệu ứng truyền miệng, dù không quá rộng rãi nhưng một khi sự lan truyền bắt đầu, chúng sẽ tạo nên tác động vô cùng mạnh mẽ, đáng tin cậy.

Khi hàng loạt tin tức về vụ việc này được đăng tải chính thức trên các tờ nhật báo (Nhật lẫn Hàn Quốc), thì nó chỉ là nguồn cung cấp thông tin đơn thuần về 1 sự kiện, nhưng với ngòi bút của một người phóng viên, thật khó để họ không để một ít cảm xúc vào đó, đó chất xúc tác tạo tương quan với độc giả. Bài viết với lời bình luận tích cực thì là một điều tuyệt vời cho bất kỳ thương hiệu nào. Nó đã lan truyền rồi đấy, thông tin này gây bão trên mạng xã hội. Và dư luận sẽ tiếp nhận những thông tin này với thái độ lạc quan hơn bao giờ hết và ai là người hưởng lợi? Vietnam Airlines. Họ sẽ biết thương hiệu này nhiều hơn, biết đâu cái tên này sẽ nằm trong danh sách mua vé khi họ muốn bay ra nước ngoài?

Một động thái nhỏ hữu hiệu hơn trăm lần chiêu trò marketing, Vietnam Airlines đặt nhân mạng lên trên hết, họ đơn giản chỉ muốn cứu một người, đó chính là trách nhiệm xã hội mà họ đang thực hiện, sứ mệnh của cộng đồng, một điều họ thực hiện trong khi các thương hiệu “bay” khác từ chối.

Cú ghi điểm vô tình của Vietnam Airline xuất phát từ hành động của họ, nó lan truyền trên mặt báo, gây bão mạng xã hội, nó vô tình tạo nên một chiến dịch PR cho thương hiệu. Không tốn nhiều chi phí, nhưng hiệu ứng chắc chắn không nhỏ. Nếu tận dụng điều này, chất lượng dịch vụ của 2 sân bay hàng đầu Việt Nam được cải thiện triệt để, chắc hẳn thương hiệu Vietnam Airlines sẽ bước lên một vị thế mới. Tuy nhiên, tất cả còn chờ vào lãnh đạo của Vietnam Airline sử dụng cơ hội này “khôn khéo” như thế nào, hay để nó từ từ chìm vào quên lãng.

Chúng ta không thể mong chờ một cuộc lột xác hoàn toàn từ một cơ hội như thế đối với một thương hiệu, đó là máy bay, không phải tên lửa, không phóng nhanh từ gã tí hon trở thành khổng lồ, nhưng đó là dịp PR, một chiến dịch marketing hoàn hảo, một cú ghi điểm tuyệt đối trong dư luận và báo giới nước ngoài.

Theo Brandsvietnam.