Cách lập dàn ý và outline cho một bài viết toàn tập.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tuyệt vời để tăng tốc việc tạo nội dung thì một trong những lời khuyên tốt nhất là lập dàn ý. Tôi đã sử dụng dàn ý khi tôi bắt đầu sự nghiệp nhà báo và không chỉ có tôi sử dụng chúng để cải thiện quá trình viết một bài từ ý tưởng đến  xuất bản.

Những lợi ích của sử dụng dàn ý trong việc tạo nội dung

Tại sao bạn nên sử dụng dàn ý? Có rất nhiều lợi ích và đa số liên quan đến tổ chức. Bạn rất khó kết nối chính xác các ý tưởng khi không lập dàn ý. Ví dụ, bạn có viết một đoạn của nội dung và chỉ nhận ra rằng bạn đã bỏ sót một thứ gì đó quan trọng sau khi xuất bản. Với một dàn ý, bạn có thể xác định những khoảng trống tiềm ẩn trước khi bạn viết một đoạn văn hoàn chỉnh.

Sử dụng dàn ý có nghĩa là bạn không viết tất cả nội dung của mình, ngay cả khi bạn là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng. Bởi vì điều đó, dàn ý sẽ trở nên hiệu quả khi bạn là một thành viên của nhóm tạo ra nội dung hoặc nếu bạn hợp tác với những người làm nghề tự do. Đó là bởi vì bạn có thể tạo ra một dàn ý bao quát tất cả những điều mà bạn nghĩ là quan trọng, giúp người viết có hướng dẫn về hình dạng của tác phẩm cuối cùng.

Dàn ý là liều thuốc giải tốt nhất cho những nhà viết. Ngay cả khi một phần của nội dung không hoàn chỉnh, thì một dàn ý có thể bắt đầu giúp những người viết tự do thoát ra khỏi nỗi sợ hãi về một trang giấy trắng. Ngoài ra, lên outline bài viết tốt sẽ giúp viết bài chuẩn SEO tốt hơn.

Và tất nhiên lập dàn ý giúp bạn viết nhanh hơn. Nếu bạn biết hướng đi cho một phần nội dung, bạn có thể viết nó. Điều đó không có nghĩa bạn không thể chỉnh sửa lại mọi thứ liên quan sau đó, nhưng nó chắc chắn giúp quá trình tạo nội dung được hoàn thành dễ dàng hơn.

Có một lợi ích cuối cùng của dàn ý , đặc biệt đối với những người tạo ra nhiều nội dung được kết nối với nhau. Nếu bạn có một dàn ý cho mỗi phần, bạn có thể thấy ngay những phần nội dung nào bổ sung cho nhau và có thể xác định những cơ hội đối với các liên kết. Đó là lý do tại sao dàn ý cho nhiều phần nội dung cùng một lúc là một phần có giá trị cho bất kỳ chiến lược nội dung nào.

Bạn có thể sử dụng dàn ý cho bất kỳ phần nội dung nào mà bạn tạo ra, cho dù là một video, bài đăng blog, đồ họa thông tin hoắc một thứ gì khác. Sau tất cả, bạn có thể biết được bạn đang lập kế hoạch cho những gì trước khi bạn bắt đầu tạo ra nội dung.

Dàn ý xuất hiện với những hình dạng và kích thước khác nhau. Một số dàn ý khá lủng củng, chỉ với một vài gợi ý hướng dẫn cho những người tạo ra nội dung, còn một số khác thì chi tiết hơn và thậm chí có một vài bài dài bằng phần nội dung. Bất kể đó là kiểu dàn ý nào bạn thực hiện thì quá trình cơ bản là giống nhau.

Động não cho dàn ý nội dung của bạn

Điểm bắt đầu cho việc tạo ra bắt kỳ dàn ý nào là quá trình động não. Đó là nơi bạn có thể thành lập những ý tưởng cơ bản và xem xét mọi thứ có cần thiết để đưa vào nội dung hay không.Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng một tiêu đề trên lịch nội dung của bạn, như tiêu đề của bài đăng này, sau đó tìm hiểu những điều mà mọi người muốn biết.

Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ như Answer the Public để xem mọi người hỏi gì về chủ đề bạn định viết. Quora là một nguồn thông tin hữu ích khác, như là Reddit. Một lợi thế của cách tiếp cận này là nếu bạn bao gồm những câu hỏi phổ biến trong nội dung của mình thì bạn có thể cải thiện xếp hạng tìm kiếm cho phần nội dung cuối cùng.

Có rất nhiều cách để nắm bắt nguồn cảm hứng giúp bạn động não. Nhiều người xem nó rất đơn giản. Họ chỉ viết mọi thứ trên một tờ giấy và xếp sắp lại sau đó. Mội số người nghiên cứu kỹ hơn và sử dụng sơ đồ tư duy, online hoặc offline.

Hoặc đơn giản họ nắm bắt mọi thứ trên Word hoặc Tài liệu Google. Lúc trước, tôi đã từng sử dụng một công cụ dành cho lập dàn ý là WorkFlowy(Ed: also check Dynalist). Tôi rất thích công cụ này vì nó dựa vào liệt kê, cho phép thụt lề(hữu ích cho việc tạo các chủ đề phụ) và có tính năng “Drag và Drop”.Đây là một ví dụ của một dàn ý cơ bản trên Workflowy.

Cách tạo ra một dàn ý

Vào cuối giai đoạn động não, bạn sẽ có một ý tưởng tuyệt vời cho những thứ mà chủ đề cuối cùng của bạn cần làm và những phần chính bạn phải bao quát. Và đã lên lúc bạn bắt đầu cho dàn ý của mình một cách đúng đắn bằng cách viết xuống các chủ đề phụ liên quan đến chủ đề của bạn và sau đó thêm bất kỳ ý tưởng liên quan đến chủ đề phụ vị trí thích hợp trong dàn ý của bạn. Hãy kiểm tra lại để đảm bảo bạn đã có mọi thứ cần thiết từ quá trình động não.

Dàn ý mở rộng với một vài chủ đề phụ thường đủ để hoàn thành công việc, đặc biệt nếu người tạo nội dung biết rõ về chủ đề. Nhưng đôi khi, bạn cần cố gắng nhiều hơn một chút.

Ví dụ, tôi viết một White paper cho một khách hàng có những ý tưởng cụ thể về những thứ cần đưa ra dựa trên kiến thức về thị trường nhắm làm mục tiêu của anh ấy, vì vậy, dàn ý mà anh ấy cung cấp rất chi tiết.

Nếu bạn cần một dàn ý chi tiết hơn cho nội dung, hãy thêm nhiều cấp độ hơn cho dàn ý của bạn như những chủ đề phụ. Một lần nữa, WorkFlowy là một công cụ lý tưởng để thực hiện điều này,mặc dù bạn có thể đạt được những hiệu quả giống nhau từ bất cứ tài liệu nào.

Nhứng thứ cần có trong dàn ý của bạn.

Ngày nay, việc tạo ra nội dung không chỉ là vấn đề viết về chủ đề. Hơn nữa, điều quan trọng là thực hiện các nghiên cứu và trở lại bất kỳ xác nhận nào với dữ liệu. Vì vậy,để làm cho dàn ý của bạn hữu ích hơn, hãy ghi chú các chi tiết, ví dụ và links trong các phần có liên quan đến dàn ý của bạn.

Tôi thấy hữu ích khi đưa các câu trích dẫn mà tôi thấy là quan trọng. Tôi luôn luôn có tên của nguồn bài viết và links vì vậy tôi có thể dễ dàng nhận thấy các chi tiết đó sau này. Nếu bạn đưa ra càng nhiều dàn ý thì bạn sẽ càng có ít thời gian để kiếm tra lại giữa các nguồn và nội dung của mình trong giai đoạn viết.

Nếu bạn cố gắng tối ưu nội dung quanh các cụm từ khóa và các cụm từ về ngữ nghĩa cụ thể, tiếp đến bạn nên đưa chúng vào vị trí thích hợp trong dàn ý của bạn.

Với một dàn ý tuyệt vời, bạn có thể viết đoạn văn mà không phải phân vân hay tìm kiếm bất cứ thứ gì. Bạn cũng có thể ghi chú bất cứ ý tưởng nào mà bạn có để minh họa cho nội dung như biểu đồ, đồ thị hay hình ảnh trong dàn ý.

Một khi bạn đã thực sự hài lòng với cách xếp sắp nội dung từng phần của bạn thì đây là lúc bạn nghĩ tới tiêu đề, phần giới thiệu và kết luận. Tiêu đề và phần giới thiệu thu hút độc giả, phần kêt luận là sự đền đáp dành cho bạn. Tất cả đều là những phần quan trọng cho một bài viết.

Nếu bạn chưa có tiêu đề, thì hãy tìm chủ đề của bạn trên Buzzsumo để xem nội dung nào phổ biến. Buzzsumo giúp bạn hình thành một chủ đề mới thu hút sự chú ý. Bạn cũng có thể kiểm tra nó bằng CoSchedule Headline Analyzer hoặc CoSchedule Social Message Optimizer.  Số điểm càng cao thì nội dung của bạn càng hấp dẫn.

Viết phần giới thiệu cho tác phẩm của mình để định hướng cho bạn thực hiện. Hãy đọc lại nó và xem nó có hấp dẫn hay không. Mặc dù bạn không phải viết phần kết luận nhưng bạn cũng nên biết hướng đi của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một phần nội dung để đưa đến kết luận đó.

Khi bạn đã hoàn thành dàn ý của mình, hãy đánh giá nó. Tự hỏi chính mình cấu trúc đã logic chưa, đoạn văn có ý nghĩa không và còn bỏ sót thứ gì không. Nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng, bạn có thể kiểm tra dàn ý lại một lần nữa. Hãy đảm bảo những ý tưởng liên quan được gộp lại với nhau và xóa bỏ bất cứ thứ gì được lặp lại hoặc không cần thiết.

Ví dụ: tạo dàn ý

Đây là cách tôi tiếp cận dàn ý cho một phần mới nhất cho Search Engine People trên nội dung evergreen.

Dàn ý ban đầu trông như thế nào:

-Nội dung evergreen là cái gì?

-Nó nên dài bao nhiêu?

-Làm cách nào để tạo nội dung evergreen.

Như bạn có thể thấy, điều này khá cơ bản. Một lần nữa, tôi đã thực hiện các nghiên cứu,tôi thêm nhiều chi tiết hơn vào dàn ý, đưa ra danh sách các chủ đề phụ.

-Định nghĩa nội dung evergreen

-Những thứ không có trong nội dung evergreen

-Chìa khóa Hallmarks của nội dung Evergreen

-Nguồn cảm hứng về nội dung evergreen

– Nội dung Evergreen mất bao lâu

-Các bước tạo ra nội dung Evergreen

Dàn ý làm việc của tôi gồm các ý chính từ mỗi đoạn dưới các tiêu đề cũng như các links đến nghiên cứu và gợi ý hình ảnh.Khi tôi viết xong phần này, Tôi đã quyết định số lượng các bước sẽ đưa vào và thêm một vài ví dụ. Đây là những gì mà phần cuối thể hiện.

Bạn cần loại dàn ý nào?

Vì vậy, bạn quyết định sử dụng một dàn ý ngắn, chi tiết hoặc mở rộng. Tất cả những người tạo ra nội dung phải đưa ra quyết định của họ. Với tư cách là một nhà viết veteran, đây là cách tiếp cận của tôi.

-Nếu tôi là một chuyên gia về chủ đề này, một dàn ý lủng củng quá đủ để hướng dẫn tôi.

– Nếu tôi biết chủ đề phù hợp nhưng tôi muốn đảm bảo thì tôi thêm các nghiên cứu bổ sung, sau đó tôi sẽ thực hiện một dàn ý đầy đủ hơn một chút.

-Và nếu tôi có kế hoạch giao bài viết cho người khác,thì tôi sẽ làm một dàn ý thật chi tiết.

Các cách khác để sử dụng dàn ý

Vẫn còn một cách sử dụng khác cho dàn ý trong chiến lược nội dung của bạn: Nếu bạn đang sử dụng bài đăng khách hàng. Cách tốt nhất khiến một ai đó xuất bản bài đăng khách hàng của bạn là chứng minh cho khách hàng thấy bạn biết khán giả thích những gì. Điều đó gồm:

-Một tiêu đề sát thủ

-Một phần giới thiệu

-Một dàn ý ngắn gọn

-Một vài nguồn quan trọng mà bạn lên kế hoạch sử dụng.

Cuối cùng, một dàn ý là một cách hữu ích giúp kiểm tra mọi thứ khi bạn kết thúc tạo ra nội dung. Nếu phần cuối cùng chưa phù hợp, đừng lo lắng nhé, bạn chỉ cần đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ thứ gì quan trọng.

Với tư cách là một nhà viết chuyên nghiệp, tôi xem dàn ý như một công cụ tạo nội dung quan trọng, giúp tôi hoàn thành công việc của tôi tốt hơn. Vậy bạn sử dụng dàn ý khi tạo nội dung như thế nào?