Việc viết tiêu đề quảng cáo hay là một việc chiếm 80% doanh số, như một câu nói nổi tiếng của David Ogilvy: “Bạn viết tiêu đề, cũng giống như bạn đã tiêu hết 8 xu trong một đô la của mình”.
Bạn có thể áp dụng khái niệm tương tự trong bất kì một chiến dịch marketing nào, chứ không chỉ là trong những bài blog. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ là bí quyết thu hút sự chú ý của người khác, những người đã quen với việc lướt nhanh qua những bài thông tin trên điện thoại của mình.
Hãy tiếp tục đọc bài viết này để được truyền cảm hứng từ một số ví dụ về những tiêu đề quảng cáo hay nhất. Bên cạnh đó, là để khám phá ra điều gì tạo nên một bản thảo tuyệt vời – đi thẳng từ những bài cổ điển cho đến những hit hiện đại.
Bắt lấy sự chú ý của đọc giả với những nguồn tiêu đề thú vị
Những nguồn tiêu đề có thể tải xuống được này sẽ giúp bạn tận dụng được toàn bộ kiến thức học được từ bài viết này. Bạn sẽ nhận được một danh sách những từ ngữ đầy cảm xúc để sử dụng trong tiêu đề của mình, bao gồm một infographic nói về những thứ sẽ khiến cho tiêu đề của bạn trở nên hấp dẫn, và một tấm lịch biên tập nội dung giúp bạn lên kế hoạch trước cho tất cả những nội dung của mình.
Mục lục
- Điều gì tạo nên một tiêu đề hấp dẫn
- Sẵn sàng với vài bản nháp đầu tiên?
- Những tiêu đề quảng cáo truyền cảm hứng cho bạn
Điều gì tạo nên một tiêu đề hấp dẫn?
Đằng sau mọi tiêu đề hay đều là công sức của những người làm marketing thông minh. Họ biết khán giả của mình là ai, hiểu được vấn đề của họ, và không ngại sáng tạo.
Dưới đây là một vài nguyên tắc yêu thích của tôi khi viết tiêu đề:
Biết Khán giả của mình là ai
Nỗi đau chính của họ là gì? Họ thích/ không thích gì? Dùng “bạn” thay vì “chúng ta”, hay gợi lên trong tâm trí của đọc giả những hình ảnh sinh động của họ đang sử dụng sản phẩm. Hãy tối ưu hóa tối đa tiêu đề của bạn cho từng chân dung khách hàng.
Như một vài người làm marketing đã lấy ý tưởng từ những công cụ social listening.
Social listening: lắng nghe mạng xã hội
LÀM RÕ VẤN ĐỀ BẠN ĐANG GIẢI QUYẾT
Mọi người không có thời gian để đọc. Vậy nên hãy đi thẳng vào vấn đề và làm rõ thông điệp của bạn là gì. Điều này giúp sử dụng các từ ngữ mang tính hàng động và cảm xúc. Ngoài ra, nó còn khiến việc dẫn dắt thế hệ trở nên dễ dàng hơn,
Bán kết quả, không bán tính năng
Hãy nghĩ đến quảng cáo của Nike. Họ đề cao những người quyết tâm và có động lực. Nike không đề cập đến thiết kế đẹp hay sự vừa vặn thoải mái trong sản phẩm của mình. Mà những gì họ làm chính là bán lời hứa.
Sử dụng con số
Nếu có thể, hãy đưa những con số vào tiêu đề của bạn. Việc này sẽ giúp mọi người hình dung rõ hơn về điều mà bạn mang nói.
Sẵn sáng với một vài bản nháp đầu tiên?
Tiêu đề hoàn hảo được tạo thành từ rất nhiều yếu tố, và bạn phải chắc chắn rằng mình đã đánh dấu hoàn thành mọi thứ được liệt kê trong checklist trước khi nhấn nút “đăng tải”.
Đây chính là lúc sử dụng công cụ phân tích tiêu đề Headline Analyzer Studio của CoSchedule.
Được trang bị với những công cụ đo lường liệu tiêu đề của bạn có đa dạng trong việc dùng từ chưa, đã mang lại cảm xúc cho người đọc chưa, và tối ưu hóa độ dài của bài viết chưa. Công cụ phân tích này có thể giúp bạn biết được đâu sẽ là tiêu đề lý tưởng nất để xúc tiến hoạt động kinh doanh của mình.
Nhưng tìm cảm hứng ở đâu?
Những tiêu đề quảng cáo truyền cảm hứng cho bạn
Trước khi bắt đầu viết nhấp một vài tiêu đề, thì bạn nên tham khảo lại những tiêu đề bài viết quảng cáo hay trước đó. Nhiều thương hiệu đã cố gắng tạo ra những tiêu đề bắt mắt nhất. Tuy nhiên, hầu hết đều thất bại trong khi số khác thì lại vô cùng thành công.
Hãy tìm hiểu một vài những ví dụ quảng cáo đã tạo ra tiếng vang trong lòng khán giả của mình dưới đây
“Mọi người cười nhạo tôi khi thấy tôi ngồi xuống chỗ cây đàn piano, cho đến khi tôi bắt đầu chơi nó?~”
Viết bài quảng cáo này được cho ra mắt vào năm 1926, và cũng là quảng cáo đầu tiên thực hiện theo kiểu này. Nó là dạng “chuyện này xảy ra” nhưng “sau đó có cái gì đó bất ngờ xảy ra”. Quảng cáo này được thiết kế với John Caples, ông là người tiên phong trong loại hình marketing ít đề cập trực tiếp vào thông điệp muốn truyền tải này. Đây là một ví dụ tuyệt vời cho thứ được gọi là khoảng trống tò mò – “khoảng trống giữa những thứ bạn biết và những thứ bạn muốn biết”
Thay vì thúc đẩy việc bán hàng, thì kiểu marketing này xoay quanh một câu chuyện có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mọi người; sử dụng lời hứa về việc cung cấp cảm xúc mà bắt lấy khán giả. Câu chuyện về chiến thắng của kẻ yếu, mặc cho không một ai tin rằng người đó sẽ thành công.
Kiểu quảng cáo mang lại hiệu quả vì nó thu hút và sử dụng những giai thoại liên quan giúp người xem hình dung bản thân đang trong một hoàn cảnh tương tự.
“60 mét một giờ, tiếng ồn nhất của chiếc xe Rolls – Royce mới này đến từ chiếc đồng hồ điện tử của nó.”
David Ogilvy sẽ luôn được nhớ đến là một trong những người viết nội dung quảng cáo hay nhất trong ngành – một Mad Men (Gã Điên – tên một bộ phim) chính hiệu. Trong cuốn sách của mình có tên Cách Viết Một Bài Viết Đầy Thuyết Phục, đây là tiêu đề yêu thích của ông ấy được viết vào năm 1958.
Cũng như những bài viết khác của mình, bài viết này của ông không được tạo ra một dễ dàng. Ông phải viết 26 bản nháp và thuê 6 freelancer (người làm việc tự do) để hỗ trợ ông trong cho ra thành phẩm. Ngày nay, hầu hết các nhà làm marketing đều chỉ áp dụng phương pháp này khi tiền quảng cáo đang dần cạn kiệt, như trong các chiến dịch PPC (quảng cáo trả phí). Nhưng tại sao phương pháp này lại không được sử dụng trong content marketing ?
Chiến dịch quảng cáo xe Rolls-Royce của Ogilvy đã giúp doanh số bán ra của công ty vào năm sau tăng 50%. Không có gì là nhạc nhiên, khi khẩu hiệu trước đây của họ là “chiếc xe tốt nhất thế giới”.
Ogilvy luôn đi trước một bước. Tiêu đề này giúp bạn kiểm soát tình huống. Nó mang đến cho bạn nhiều cảm giác, như “60 mét một giờ” (tốc độ” và “tiếng ồn lớn nhất” (âm thanh). Cú twist được đặt cuối cùng một cách thông minh khiến bạn cảm thấy bất ngờ và mong chờ nhiều hơn.
Ogilvy biết rằng thị trường mục tiêu của Rolls-Royce không chỉ là những người am hiểu xe hơi mà còn là những người bị ngất nây vởi những tính năng sang trọng của dòng xe này. Kiểu quảng cáo này mang lại hiệu quả vì nó thể hiện một tính năng riêng biệt thông qua một trải nghiệm sống động.
“Bạn vẫn có thể chấm trong bóng tối”
Bạn sẽ làm gì nếu phải nghĩ ra một câu khẩu hiệu dí dỏm ngay lập tức? Những nhà làm marketing cho bánh Oreo dường như đều biết công thức của sự thành công là gì. Vào năm 2013, khi một sự cố mất điện diện rộng diễn ra tại trận đấu Super Bowl, Oreo đã lợi dụng điều đó và giành lấy sự chú ý của tất cả mọi người.
Chủ tịch của agency, bà Sarah Hofstetter, trả lời BuzzFeed rằng: “Chúng tôi có một sứ mệnh kiểm soát tổ chức tại văn phòng của mình với thương hiệu và 360i, và khi sự hậu thuẫn diễn ra, cả đội ngũ đều xem đó là một cơ hội. Nhờ có sự giúp sức của đội ngũ thương hiệu, việc phê duyệt và hoàn thành nó diễn ra rất dễ dàng, chỉ trong vài phút”.
Sự đúng lúc là một yếu tố quan trọng mang lại thành công cho tiêu đề. Oreo nhanh chóng đã chớp lấy thời điểm khi mọi người trong sân vận động đều bắt đầu sử dụng điện thoại vì xung quanh đang bị mất điện. Bản thân dòng chữ marketing của Oreo lúc ấy đã có sự liên quan đến thực tế, và việc chơi chữ khiến nó nó càng trở nên dễ nhớ.
Câu tweet đó đạt 14K tweet lại của mọi người.
Bạn có thể bắt chước việc này như thế nào? Hãy lập nên một kế hoạch dự phòng cho những cơ hội đến bất ngờ, với thông điệp phải thật đơn giản, và sau đó là đo lường kết quả mà bạn sẽ nhận được.
“Thịt bò đâu?”
Đây là một quảng cáo kinh điển nhưng vẫn sống động trong ký ức của văn hóa đại chúng. Quảng cáo của Wendy’s không hề có sự thương cảm nào; đó là một quảng cáo nói về những khiếm khuyết của đối thủ. Có 2 người phụ nữ xinh đẹp đang bàn luận đề một miếng thịt bò nhỏ một cách buồn cười trong chiếc bánh burget của mình, trong khi người phụ nữ còn lại thì bất ngờ la lên giai thoại nổi tiếng: “Thịt bò đâu?”
Câu chữ thông dụng này mang chủ ý ám chỉ việc Wendy’s đã bỏ xa những thương hiệu kinh doanh hamburger khác về kích cỡ và chất lượng trong sản phẩm của mình như thế nào. Quảng cáo này chỉ được chạy trong khoảng 1 năm, bắt đầu từ năm 1984. Khán giả ngày nay không thể bị gây sốc một cách dễ dàng nữa, nhưng vào những năm 80, bạn sẽ không nghĩ rằng sẽ có một nhóm những người phụ nữ lớn tuổi xinh đẹp diễn có thể gây sự chú ý cho miếng thịt bò trong một quảng cáo trên TV đâu.
Kiểu quảng cáo này cũng mang lại hiệu quả vì nó cho người xem thấy được rằng khả năng họ nhận được những miếng thịt bò như thế này tại những nơi bán hamburger là cao như thế nào. Tại Wendy’s, bạn sẽ được phục vụ những món ăn nhanh ngon miệng; bạn sẽ nhận được một chiếc burger có kích cỡ lớn, và bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng về Wendy’s.
“Gửi đến những ai đang sử dụng sản phẩm của đối thủ tôi: Mừng ngày của Cha”
Durex vốn được biết đến bởi những quảng cáo dí dỏm của mình trong nhiều thập kỉ. Những bài quảng cáo mang tính châm biếm lại rất phù hợp với giọng điệu bình thường của họ. Họ liên tục tiếp cận những chủ đề tế nhị khác theo cách hài hước, điều này khiến họ trở nên nổi bật trong hàng đống những bài quảng cáo nhạt nhẽo khác.
Thông điệp của Durec rất rõ ràng. Sản phẩm của họ tốt hơn sản phẩm của đối thủ – hơn rất nhiều đến nỗi họ tự tin chúc mừng ngày làm Cha với khách hàng của đối thủ. Sự đúng lúc và những yếu tố gây bất ngờ chính là hai lý do tạo nên thành công trong quảng cáo của họ. Họ cũng biết rằng khán giả của mình sẽ hiểu câu đùa mang nhiều tầng ý nghĩa này.
Durex là một thương hiệu lớn, có thể dễ dàng được nhận diện bởi những quảng cáo đơn giản và hiệu quả như thế này. Vậy thì bạn có thể bắt chước họ như thế nào?
Bí quyết là sự kiên trì của thương hiệu. Ngay cả những công ty khởi nghiệp nhỏ cũng có thể có được lượng người theo dõi trung thành nếu họ thiết lập được hoạt động thương hiệu kiên định. Đầu tiên, hãy tạo ra một bộ hướng dẫn thương hiệu cho riêng mình, và sau đó bạn sẽ có thể tạo ra những quảng cáo mang nhiều tầng ý nghĩa phù hợp với giọng điệu thương hiệu của mình.
“Đâu đó trên máy bay, một người đàn ông đang cố mở một bịch đậu nhỏ”
Quảng cáo này của Harley Davidson không có gì ngoài sự kết hợp hoàn hảo giữa hình ảnh, câu chữ, và sự đúng thời điểm. Quảng cáo này được in trong tạp chí xe máy vào tháng 1, 2002. Vào thời điểm đó, sự kiện ngày 11/9 chỉ mới diễn ra. Sự mất lòng tin vào ngành hàng không đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Đây là lý do tại sao họ chấp nhận câu chuyện tự do trên đường hơn bao giờ hết.
Bản thân những câu chữ cũng được viết ra một cách cẩn thận để mô tả bức tranh: “Đâu đó trên máy bay” đưa bạn đến một không gian hạn chế. “Môt người đàn ông đang cố mở” cho thấy rằng một cái túi đang được khóa lại rất chặt và không dễ mỡ, hoặc có thể là người đàn ông đang bị giới hạn bởi không gian xung quanh nên không thể sử dụng toàn lực của mình để mở chiếc bịch. “Một bịch đậu nhỏ” mang lại một chút thất vọng – tất cả những cố gắng bỏ ra nãy giời chỉ để mở một bịch đậu nhỏ vô giá trị thôi sao?
Bạn mới được đặt vào một không gian hẹp, một tình huống đáng sợ thông qua con chữ, sau đó bạn nhìn vào bức hình, và toàn bộ những trải nghiệm của bạn hòa lại với nhau.
Ở trên Harley, bạn sẽ được tự do. Bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và đi đến mọi nơi bạn mong muốn. Bạn cũng có thể dừng lại ở một cửa hàng bán bánh hamburger và mua cho mình một vài món ăn thực sự bất cứ lúc nào.
Quảng cáo này là một ví dụ tuyệt vời cho lý do tại sao một thiết kế đẹp lại cần những dòng chữ hay và ngược lại. Đó là sự thật được áp dụng trong các bài quảng cáo, những bài đăng trên social meida, và đặc biệt là những trang web nặng về thiết kế.
“Tôi đã ngủ với bạn cùng phòng của bạn. @Cái-nệm-cũ-điên-khùng-của-bạn”
Khoảng 35% người Mỹ trưởng thành thường không ngủ đủ giấc vào buổi tối. Và để đáp lại điều đó, những doanh nghiệp kinh doanh nệm đã thay đổi phương hướng tiếp cận của mình những năm gần đây. Casper là một công ty kinh doanh giường nệm được biết đến bởi những ngôn ngữ linh hoạt của mình nhắm vào việc mua nệm (loại bỏ nệm cũ, miễn phí giao hàng, thử hàng trong 100 ngày, vân vân) và những bài quảng cáo hài hước.
Quảng cáo cụ thể này quảng bá việc vứt bỏ nệm cũ bằng cách giả vờ là một tấm nệm “cũ điên khùng” của khách hàng. Chiến dịch này cũng được thực hiện trên một tài khoản Twitter với tên @YourCrazyExMattress (@Cái-nệm-cũ-điên-khùng-của-bạn). Và thấm chí là mọi tấm biển quảng cáo trên đường nữa, bạn sẽ không nghĩ rằng mình sẽ ngạc nhiên khi đọc được một lời thú tội được viết trên biển quảng cáo. Nó khiến bạn phải đỗ xe lại và nghĩ về nó trong vài giây.
Casper là một thương hiệu nổi tiếng với những chuyên gia có độ tuổi từ 25 đến 35, những người đang quá bận rộn và không thể đến trực tiếp các cửa hàng bán nệm nhưng lại thích mua sắm online. Quảng cáo lại mang lại hiệu quả với vì, vào giai đoạn này của cuộc đời, khách hàng đều đã và đang phải đối mặt với người cũ rồi. Vì thế, họ có thể sẽ thấy một mối liên hệ giữa mình và bài quảng cáo, và rồi họ sẽ phải cười vì mối liên hệ đó.
Tài khoản Twitter là nơi thu hút sự chú ý cuối cùng. Nó mở rộng phạm vi của bài quảng cáo ra nhiều nền tảng khác nhau và thu hút sự gắn kết của khán giá (Lưu ý: tuy nhiên, tài khoản này không còn họat động nữa)
Casper được thành lập vào năm 2014 và lúc ấy chỉ có môt vài người thử bán sản phẩm nệm trực tiếp đến khách hàng. Họ nhanh chóng nâng giá trị của công ty lên, từ con số không lên đến 750 triệu đô. Thành công của họ hầu hết đến từ khả năng thấu hiểu khách hàng của họ.
Vậy bài học rút ra là gi? Hiểu khách hàng của bạn từ trong ra ngoài, thực hiện thật nhiều lần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi với khách hàng làm trung tâm, và đương nhiên, là hãy tạo ra những bài quảng cáo một cách vui vẻ.
“Mmphfffh”
Một vài bài quảng cáo thậm chí không cần phải có những câu chữ dễ hiểu để mang lại hiệu quả. Trong thời buổi COVID-19, hầu hết các công ty đều đảm nhiệm trọng trách nhắc nhở khách hàng của mình sử dụng những biện pháp an toàn nơi công cộng. Chỉ có một ít phương pháp mà bạn có thể kể đến như “Hãy đeo khẩu trang”. Và thế là Starbucks đã quyết định cá nhân hóa những
Starbucks được biết đến là một nơi mà nhân viên pha chế luôn viết tên của khách hàng mình lên ly cốc. Những cái tên nghe sai, viết sai luôn là thứ mang lại niềm vui cho khách hàng. Starbucks nhận ra và tận dụng điều này vào hoạt động quảng cáo của mình.
Đây là một quảng cáo hiệu quả nhờ vào một trò đùa chung này. Nói chuyện qua khẩu trang, chắc chắn có rất nhiều tên sẽ nghe kiểu “Mmphfffh”. Khi đọc hình quảng cáo, bạn sẽ ngay lập tức tưởng tượng ra trong mình cảnh tượng đó. Quảng cáo này là một bài quảng cáo hay, làm ví dụ cho “hành động đi, đừng nói”.
Những quảng cáo sáng tạo của những công ty lớn, như Starbucks, thường rất dễ để trở nên nổi tiếng, bởi khách hàng và những phương tiện truyền thông luôn chú ý đến họ, nhưng nếu bạn vẫn chỉ là một con cá nhỏ trong một đại dương rộng lớn thì sao? Hãy hoạt động tích cực trên social media và tìm hiểu những phương cách tiếp cận PR cơ bản. Sớm thôi, bạn sẽ có thể thấy một vài những bài đăng quảng cáo tương tác của chính mình!
Ý CHÍNH CẦN NHỚ
Như bạn có thể thấy trong những ví dụ trên, việc viết ra những tiêu đề quảng cáo thú vị có thể là một việc rất vui. Những quảng cáo ngày nay có giọng điệu ngày càng thoải mái, giúp cho những người làm marketing có nhiều cơ hội hơn trong việc tạo ra những thứ hấp dẫn.
Nếu bạn đang bị Writer’s Block – giống như những quảng cáo phát triển từ bán hàng truyền thống sang những thứ cá nhân và hài hước – sự thay đổi tiếp theo cũng có thể sắp xảy ra rồi.
Writer’s Block: trạng thái người viết bị bí ý, không có ý viết và cũng không muốn viết.
Nếu bạn cảm thấy những tiêu đề quảng cáo hay ho trên đã truyền cảm hứng cho bạn, vậy thì bạn sẽ bắt đầu một cái cho riêng mình! Đây chính là lúc bạn kiểm tra những kiến thức mới học được của mình và gây ấn tượng với những người khách hàng đang chờ mình cho ra một tiêu đề hoàn hảo.